VI SINH THỰC PHẨM
(EE23066)

 khóa học này yêu cầu một khoá truy cập

- Chương I. Mở đầu.
Trình bày một số khái niệm cơ bản về vi sinh vật và vi sinh vật học thực phẩm, lịch sử phát triển của ngành vi sinh vật học thực phẩm và sơ lược về vai trò của vi sinh vật trong thực phẩm.
-Chương II. Hệ vi sinh vật thực phẩm.
Trình bày về hình thái, cấu tạo và đặc điểm sinh sản của các nhóm vi sinh vật chính trong thực phẩm. Đồng thời giới thiệu một số chi, loài vi sinh vật quan trọng thường xuất hiện trong thực phẩm và các nguồn lây nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm.
-Chương III. Các biến đổi do vi sinh vật gây ra trong thực phẩm.
Trình bày cơ chế một số quá trình biến đổi trong thực phẩm do vi sinh vật gây ra và các ứng dụng của các quá trình này trong thực tế, bao gồm các quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein.
-Chương IV. Các yếu tố của thực phẩm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong thực phẩm: pH, độ ẩm, hàm lượng oxy, thành phần hóa học của thực phẩm cũng như các yếu tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nồng độ các chất khí, hệ vi sinh vật hiện diện trong thực phẩm…
-Chương V. Vi sinh vật trong hư hỏng thực phẩm.
Trình bày về hệ vi sinh vật trên các loại thực phẩm quan trọng: thịt, cá, trứng, sữa, nông sản, rau quả, bột bánh mì... và một số tác hại do sự phát triển của chúng gây ra: sinh độc tố, gây bệnh. Đồng thời giới thiệu một số phương pháp bảo quản thực phẩm tránh các tác hại của vi sinh vật.
-Chương VI. Một số ứng dụng của vi sinh vật trong thực phẩm.
Giới thiệu về thực phẩm lên men, sản xuất enzym vi sinh vật, protein vi sinh vật; một số phương pháp tồn trữ giống.

khóa học này yêu cầu một khoá truy cập