• Giới thiệu cấu tạo, thành phần hóa học, các tính chất vật
    lý và hóa học của hạt lƣơng thực, ảnh hƣởng của các tính chất này đến quá trình sản xuất và tính chất sản phẩm, các loại côn trùng gây hại và biện pháp phòng trừ, các phương pháp bảo quản hạt lương thực như: sấy khô, bảo quản lạnh, bảo quản kín, thông gió, sử dụng hóa chất. Giới thiệu các quy trình công nghệ để chế biến một số sản phẩm lương thực chính như: gạo, bột, tinh bột, bánh mì, mì ăn liền
  • Môn học tìm hiểu các thành phần hóa học của rau quả, các thành phần chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình chế biến và dinh dưỡng, sự biến đổi các thành phần hóa học trong quá trình chế biến và bảo quản, các phương pháp bảo quản rau quả tươi. Môn học còn bao gồm nội dung tìm hiểu các đặc điểm, tính chất và các chỉ tiêu của nguyên liệu chế biến sản phẩm rau quả cũng như nguyên tắc, phương pháp chế biến, quy trình sản xuất các loại sản phẩm rau quả, các loại thiết bị và nguyên tắc hoạt động thiết bị ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm rau quả.
  • - Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về phân tích các đặc trưng của mẫu (đơn biến, đa biến), phân tích phương sai, so sánh các đặc trưng của mẫu, phân tích tương quan và hồi quy, bố trí thí nghiệm và quy hoạch thực nghiệm.
    - Sử dụng các phần mềm xử lý thống kê (Statgraphics Centurion XV) để phân tích các kết quả thực nghiệm
  • Giới thiệu có hội việc làm cho SV thực phẩm, SV được trang bị kiến thức, kỹ năng về nhiều lĩnh vực như: Phân tích thực phẩm; vệ sinh ATTP; công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát; công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; bảo quản và chế biến thủy hải sản, rau quả, chè, café, thuốc lá, ca cao. Sự đa dạng của ngành nghề chính là lợi thế để SV tốt nghiệp tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi ra trường.
    SV sẽ được giới thiệu hồ sơ nghề nghiệp tức là nắm được các công việc đặc trưng của một kỹ sư Công nghệ thực phẩm (Kỹ sư CN sau thu hoạch, Kỹ sư CN lên men, Kỹ sư CN chất điều vị- phụ gia, Kỹ sư chế biến và bảo quả các sản phẩm truyền thống, thịt và các sản phẩm thịt, chế biến và bảo quản hải sản, chuyên gia chất lượng và ATTP. Thiết kế sản phẩm mới được bao quát trong 5 lĩnh vực: Chế biến và bảo quản thực phẩm, dinh dưỡng, độc hại và an toàn, phân tích và quản lý chất lượng, tự lập nghiệp. Sau khi nắm được các nghề nghiệp đặc trưng SV được trang bị các năng lực cốt lõi để thực hiện tốt các nghề nghiệp đặc trưng từ đó vững tâm bước vào đời, tất cả được hoàn thành qua CTĐT.
    Trong CTĐT sẽ được trình bày các năng lực của từng chuyên ngành, phân bổ năng lực cho từng chuyên ngành và từng học phần trong mỗi chuyên ngành cũng như cấu trúc chương trình. Năm đầu tiên tập trung vào kiến thức nền tảng khoa học tự nhiên - xã hội và ứng dụng chúng vào giải quyết nhiệm vụ thực tế. Module này định hướng cho SV ngành nghề, phương pháp học theo các vấn đề, có thể vận dụng kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội để giải quyết những vấn đề có tính khoa học. Các năm thứ 2,3 cung cấp các kiến thức cơ bản về công nghệ nhân tạo cho SV những kỹ năng tác nghiệp tốt trong các nghề nghiệp của ngành thực phẩm. Các kiến thức và kỹ năng ở mức độ cao được trang bị ở năm thứ 4 nhằm làm cho SV tự lập nghiệp được
  • Kiến tập và tiểu luận tìm hiểu về nghề nghiệp được xem là chuẩn đầu ra của Module 1 – Định hướng nghề nghiệp. Sau khi học xong học phần Định hướng nghề nghiệp sinh viên sẽ được đi tham quan kiến tập một số nhà máy thực phẩm và viết tiểu luận thu hoạch cho module này.
  • Học phần bao gồm 6 chương cung cấp toàn bộ kiến thức cơ bản về môi trường cũng như các phương pháp và qui trình xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải từ công nghệ sản xuất thực phẩm. Học phần còn giới thiệu một số phương pháp tái sử dụng và tái chế chất thải rắn.
  • - Chương I. Mở đầu.
    Trình bày một số khái niệm cơ bản về vi sinh vật và vi sinh vật học thực phẩm, lịch sử phát triển của ngành vi sinh vật học thực phẩm và sơ lược về vai trò của vi sinh vật trong thực phẩm.
    -Chương II. Hệ vi sinh vật thực phẩm.
    Trình bày về hình thái, cấu tạo và đặc điểm sinh sản của các nhóm vi sinh vật chính trong thực phẩm. Đồng thời giới thiệu một số chi, loài vi sinh vật quan trọng thường xuất hiện trong thực phẩm và các nguồn lây nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm.
    -Chương III. Các biến đổi do vi sinh vật gây ra trong thực phẩm.
    Trình bày cơ chế một số quá trình biến đổi trong thực phẩm do vi sinh vật gây ra và các ứng dụng của các quá trình này trong thực tế, bao gồm các quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein.
    -Chương IV. Các yếu tố của thực phẩm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
    Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong thực phẩm: pH, độ ẩm, hàm lượng oxy, thành phần hóa học của thực phẩm cũng như các yếu tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nồng độ các chất khí, hệ vi sinh vật hiện diện trong thực phẩm…
    -Chương V. Vi sinh vật trong hư hỏng thực phẩm.
    Trình bày về hệ vi sinh vật trên các loại thực phẩm quan trọng: thịt, cá, trứng, sữa, nông sản, rau quả, bột bánh mì... và một số tác hại do sự phát triển của chúng gây ra: sinh độc tố, gây bệnh. Đồng thời giới thiệu một số phương pháp bảo quản thực phẩm tránh các tác hại của vi sinh vật.
    -Chương VI. Một số ứng dụng của vi sinh vật trong thực phẩm.
    Giới thiệu về thực phẩm lên men, sản xuất enzym vi sinh vật, protein vi sinh vật; một số phương pháp tồn trữ giống.
  • Học phần bao gồm 5 bài thí nghiệm cung cấp cho sinh viên các phương pháp và kỹ năng sử dụng trong nghiên cứu vi sinh vật như làm môi trường, nuôi cấy, nhận biết, bảo quản, quan sát dưới kính hiển vi và nghiên cứu một số đặc tính sinh lý.
  • - Các sản phẩm của công nghệ hóa chất và thực phẩm được tạo thành từ các quy trình công nghệ hoàn toàn khác nhau, nhưng nhìn chung có một số quá trình chế biến tương tự nhau như: Quá trình cơ học (làm nhỏ và phân loại vật liệu,...); Quá trình Nhiệt (đun nóng, làm nguội, ngưng tụ, cô đặc, làm lạnh,...); Quá trình truyền chất (hấp thụ, hấp phụ, chưng, trích ly, kết tinh, sấy,...)...
    - Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình và thiết bị có trong các dây chuyền sản xuất trong công nghệ hóa chất và thực phẩm. Trên cơ sở đó có thể chọn được máy và thiết bị thích hợp cho dây chuyền sản xuất.
  • Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất của protein, carbohydrat, lipit, enzym, vitamin. Các quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng diễn ra trong cơ thể sống.
  • Học phần bao gồm 6 bài thí nghiệm về định lượng các thành phần dinh dưỡng có mặt trong sản phẩm thực phẩm như protein, đường, lipit, vitamin và một bài thí nghiệm về cách xác định hoạt lực của enzym.
  • Học phần có 7 chương bao gồm những kiến thức cơ bản về các phương pháp phân tích sử dụng trong các phòng thí nghiệm hóa học, hóa sinh như : phân tích đo độ điện thế, phân tích von-ampe, UV-VIS, phổ phát xạ nguyên tử, phổ hấp phụ nguyên tử, sắc ký
  • Cung cấp các kiến thức cơ bản gồm : các phương pháp tách hợp chất hữu cơ, cách lập công thức, cấu trúc phân tử, liên kết hóa học, các loại hiệu ứng… ; đồng đẳng, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hóa học, các phương pháp điều chế… của các hydrocacbon thẳng no, không no, mạch vòng, thơm, dẫn xuất của các hydrocacbon ; các ancol, ete, phenol, các aldehyt, cetone, axit cacboxylic và dẫn xuất của nó ; các amin ; hydratcacbon ; aminoaxit…
  • Học phần gồm 4 chương , thể hiện những kiến thức cơ bản về qui hoạch thực nghiệm, các lý thuyết về tối ưu hóa, cách chọn phương án qui hoạch. Giới thiệu một số mô hình qui hoạch thực nghiệm tìm điều kiện tối ưu thường gặp như mô hình thống kê tuyến tính, mô hình thống kê phi tuyến, một số phương pháp tối ưu hóa trong công nghệ thực phẩm.
  • Hóa Lý là môn học trung gian giữa vật lý và hóa học, nó sử dụng thành tựu vật lý để nghiên cứu các hệ thống hóa học. Hóa Lý giới thiệu phần nhiệt động hóa học, áp dụng các định luật của nhiệt động học để giải quyết về chiều hướng và hạn độ của quá trình hóa học. Hóa keo là môn học vận dụng các quy luật hóa – lý để nghiên cứu các quá trình hình thành và phân hủy của các hệ keo (hệ phân tán). Hầu hết mọi lĩnh vực công nghiệp đều sử dụng hệ keo và các quá trình hóa keo. Việc chế biến thực phẩm, vật liệu bôi trơn, sơn phủ ... đều dựa trên quá trình hóa keo (sự trương nở, đông gel, keo tụ, tạo bọt…)
  • Trang bị kiến thức về đặc điểm sinh học các loài cá nuôi nước ngọt; cơ sở khoa học và kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương nuôi giống và các mô hình nuôi thương phẩm các loài cá nước ngọt; kỹ thuật đánh bắt, lưu giữ và vận chuyển cá sống
  • Học phần gồm 10 chương bao gồm những kiến thức cơ bản về nguyên liệu thủy sản và các công nghệ chế biến bảo quản thủy sản và thực vật biển như ướp muối, phơi khô, sản xuất nước mắm, sản xuất surimi, sản xuất bột cá chăn nuôi, bột cá thủy phân, chitin – chitosan, collagen – gelatin và chế biến rong biển để sản xuất alginat, agar, carrageenan.
  • Học phần bao gồm 6 chương, đề cập đến các vấn đề: khái niệm cơ bản, luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế phân xưởng sản xuất, tổng mặt bằng nhà máy và bản vẽ bố trí đường ống
  • Môn thiết kế nhà máy nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng tính toán, những nguyên tắc và nội dung chọn địa điểm , nguyên tắc nội dung và cách tiến hành thiết kế mặt bằng nhà máy, thiết kế công nghệ, cách tiến hành các bản vẽ, thiết kế cấp thoát nước, các tính toán về kinh tế, hình thức dàn bài bản thuyết minh.
  • - Hướng dẫn cho sinh viên thực hành trực tiếp kỹ thuật trồng 3 loại nấm gồm: nấm linh chi, nấm sò và nấm mèo tại xưởng nấm của trường.
    - Tổ chức cho sinh viên tham quan cơ sở nấm Điện Ngọc – Điện Bàn – Quảng Nam và cơ sở nấm Thần Nông - Hòa Phước – Hòa Vang – Đà Nẵng để tìm hiểu quy trình tạo giống, nhân giống và nuôi trồng nấm linh chi, nấm sò, nấm mèo và nấm rơm. Đặc biệt, tìm hiểu công nghệ chăm sóc, biết được những sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục trong quy trình trồng từng loại nấm. Từ đó, rút ra bài học “lập nghiệp từ thực tiễn”.
  • Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nguyên liệu sử dụng trong
    quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm và một số sản phẩm đặc thù dùng trong nông
    nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác; các phương pháp bảo quản, hạn chế tổn thất
    sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguyên liệu đầu vào
    của nhà máy chế biến.
  • Giúp sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng vào hoạt động sản xuất các sản phẩm thịt, từ đó phục vụ hiệu quả cho công việc và trong cuộc sống.
  • Giúp sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng vào hoạt động sản xuất nước giải khát từ đó phục vụ hiệu quả cho công việc và trong cuộc sống.
  • Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về giá trị dinh dưỡng, giá trị hóa học của nguyên liệu thịt và sản phẩm chế biến từ thịt, các biến đổi của chúng trong giai đoạn bảo quản sau giết mổ. đồng thời cung cấp kiến thức về các công nghệ chế biến.
  • Học phần cung cấp kiến thức về :
    - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ việc lựa chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch, quy hoạch thực nghiệm và tổ chức thực hiện nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.
    - Kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm như: kỹ thuật áp suất cao, xử lý bằng siêu âm, xử lý bằng trường điện từ, xử lý bằng ôzôn và các kỹ thuật khác. Trong học phần này, cách thức ứng dụng, ảnh hưởng của kỹ thuật chế biến đến chất lượng sản phẩm cũng được trình bày.
  • Học phần cung cấp kiến thức về thành phần nguyên liệu sản xuất nước giải khát và quy trình công nghệ pha chế nước giải khát.
  • Học phần cung cấp kiến thức về nguyên liệu, phương pháp, thiết bị và các biến đối lý hóa xảy ra trong quá trình sấy lạnh thực phẩm.
  • Tìm hiểu tổ chức, quy trình sản xuất ở một cơ sở thực tế. Tham gia thực hiện các công đoạn sản xuất. Tổng hợp các kiến thức cơ sở và chuyên ngành để hoàn thành một công việc được giao mang tính định hướng nghề nghiệp. Sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy hoặc cán bộ ngoài doanh nghiệp, lập báo cáo thực tập và bảo vệ trước Hội Đồng.
  • Sinh viên cần lập luận chứng kinh tế, tìm hiểu về nguyên liệu (thành phần, tính chất của nguyên liệu chính và phụ), sản phẩm, lựa chọn công nghệ, tính toán công nghệ, bố trí thiết bị, tính tiêu hao nhiên liệu, bố trí mặt bằng nhà xưởng, hạch toán kinh tế.
  • Học phần cung cấp kiến thức về nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất bia
  • Học phần cung cấp kiến thức về nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất rượu, rượu vang
  • Học phần cung cấp kiến thức về nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất chất điều vị (mì chính)
  • Học phần cung cấp kiến thức về: Thành phần hóa học của sữa tươi, các biến đổi của nguyên liệu sữa dưới tác động của các yếu tố công nghệ và vi sinh, các quá trình vật lý, hóa lý, sinh học trong công nghệ chế biến sữa và giới thiệu một số qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ sữa
  • Học phần cung cấp kiến thức về nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm lên men truyền thống như nước mắm, xì dầu, sữa chua kefir, tương đậu.
  • Học phần cung cấp kiến thức về công nghệ enzyme, các chế phẩm enzyme và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
  • Đây là đợt thực tập tập trung của sinh viên nhằm mục đích: tìm hiểu một cách hoàn chỉnh về quá trình thiết kế, thi công, điều hành các dự án công trình xây dựng, thu thập các số liệu thực tế cần thiết.
  • Trang bị những kiến thức căn bản về mối quan hệ trong tiến trình phát triển sản phẩm như tính khoa học, kỹ thuật, quản lý nghiên cứu, quản lý thương mại, sản xuất, tiếp thị, …Cung cấp cho sinh viên cơ sở phát triển ý tưởng và phương pháp nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất thực tế. Ngoài ra, môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: chiến lược kinh doanh liên quan đến phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, cách quản lý quy trình phát triển sản phẩm và cải tiến quy trình liên tục nhằm đưa đến sự thành công trong phát triển sản phẩm mới.
  • Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phương pháp lập luận để chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chứng tỏ rằng việc thiết kế nhà máy là cần thiết, phù hợp với thực tế; phương hướng tiến hành lựa chọn công nghệ sản xuất, thiết kế kỹ thuật ; nguyên tắc tính chọn và bố trí máy móc thiết bị theo công nghệ sản xuất ; thiết kế bố trí mặt bằng nhà máy và các hạng mục công trình khác ; nguyên tắc bố trí đường ống kỹ thuật và một số công trình phụ khác ; cuối cùng tính toán hướng dẫn về điện, hơi, nước, tính băng tải và sơ bộ hoạch toán kinh tế.
  • Học phần bao gồm 2 phần chính, phần 1 giới thiệu về dinh dưỡng như: Các chất dinh dưỡng, giá trị năng lượng thực phẩm và nhu cầu năng lượng của cơ thể, dinh dưỡng cân đối, dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau và cách xây dựng khẩu phần dinh dưỡng. Phần 2 giới thiệu về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
  • Học phần bao gồm 4 chương: Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích ; Kỹ thuật lấy mẫu và xử lý số liệu trong phân tích thực phẩm; Phân tích thành phần hóa lý; Phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật.
  • Học phần bao gồm 6 bài thí nghiệm thể hiện một số chỉ tiêu chất lượng của thực phẩm như: độ tro, độ ẩm, pH, cellulose, hợp chất polyphenol, độ nhớt, một số chỉ số hóa học bằng phương pháp so màu.
  • Học phần cung cấp cho sinh viên nguyên lý cơ bản về marketing và phương pháp markting để quảng bá một sản phẩm thực phẩm
  • Học phần cung cấp kiến thức về cách quản lý chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khâu phân phối thông qua các chương trình quản lý như ISO, GMP, HACCP. Học phần còn cung cấp kiến thức về phương pháp đánh giá cảm quan các sản phẩm thực phẩm.
  • Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về định nghĩa và các qui định về thực phẩm chức năng. Tình hình sản xuất TPCN trên thế giới và Việt Nam. Các thành phần có tính đặc hiệu tạo nên tính chất chức năng của thực phẩm. Nguyên nhân gây bệnh đối với cơ thể người. Nguyên lý và khả năng phát triển một thực phẩm chức năng.
  • Học phần cung cấp kiến thức về các qui định pháp luật trong việc sử dụng phụ gia, các loại phụ gia thực phẩm làm thay đổi tính chất cảm quan, các loại phụ gia sử dụng trong bảo quản thực phẩm và các phụ gia hỗ trợ kỹ thuật.
  • Sinh viên đi thực tập tại các nhà máy, nắm bắt thực tế sản xuất, phân tích cách bố trí thiết bị, chất lượng sản phẩm và cách điều hành nhà máy. Dựa trên lý thuyết đã học so sánh và tìm những ưu nhược điểm, đề xuất phương án tối ưu.