• Môn học này nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản về pháp luật kinh tế ở Việt Nam: Vai trò của pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường; đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh; chủ thể của pháp luật kinh tế.
    • Cung cấp cho SV những nhận thức cơ bản về một số loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã.
    • SV còn được tìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại, luật phá sản và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.
  • Môn học trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về chế độ tuyển dụng lao động theo hợp đồng lao động; Cách trả lương, trả công; Kỷ luật lao động; Tranh chấp lao động; Bảo hiểm xã hội là những lĩnh vực có tính ứng dụng cao khi các em ra trường và làm việc. Giúp sinh viên hình thành và hoàn thiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật nói chung và luật lao động nói riêng, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật, tuân thủ nội quy lao động tại nơi làm việc.
  • Học phần này nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật: Nguồn gốc, bản chất, chức năng, các đặc trưng của nhà nước và pháp luật; Cung cấp cho SV những nhận thức cơ bản để hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật, việc thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cũng như các vấn đề về pháp chế XHCN, nhà nước pháp quyền; Ngoài ra, SV còn được tìm hiểu một số ngành luật cơ bản: Luật Nhà nước, Luật hành chính, Luật dân sự, Luật lao động, Luật hình sự và các ngành luật tố tung: Tố tụng hành chính, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự. .....

  • Luật dân sự có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là nền tảng cho nhiều chuyên ngành khác và luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người làm công tác trong thực tiễn và đối tượng khác có quan tâm.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của luật dân sự đối với đời sống, môn học luật dân sự đã trở thành môn học bắt buộc được thiết kế giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành luật năm thứ 1, 2, 3 ở tất cả các hệ đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa, các khóa học chuyên đề...), sau khi sinh viên đã hoàn thành xong môn học tiên quyết : Lý luận về Nhà nước và pháp luật.
    Với môn học này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức lý luận chung về luật dân sự như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn, nhiệm vụ, các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, vấn đề đại diện, thời hạn, thời hiệu, giao dịch dân sự, tài sản, thừa kế.... trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự.
  • Luật dân sự là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Ở học phần 2, môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ dân sự, hợp đồng nói chung, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự(như thế chấp, cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Học phần này nhằm cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản để xác định hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi nào trái pháp luật nhưng không vi phạm pháp luật. Đồng thời giúp sinh viên có những nhận thức cơ bản về những ngành luật như Luật Hình sự, Luật dân sự, Luật An toàn giao thông đường bộ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân & gia đình, từ đó nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa ứng xử trong giải quyết tranh chấp cũng như trong đời sống hàng ngày.
  • Giúp SV có cách nhìn nhận chính xác về khái niệm; đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật lao động. Từ đó có thể phân biệt được quan hệ xã hội do Luật lao động điều chỉnh và một số quan hệ xã hội có tính chất gần giống nhưng do Luật hành chính điều chỉnh (cán bộ, công chức). Bên cạnh đó nhận biết được tình hình việc làm trên thực tế cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề việc làm và chính sách việc làm của Nhà nước.

    Giúp SV nhận biết được ý nghĩa của việc học nghề và vấn đề tìm việc làm. Có sự hiểu biết về hợp đồng lao động, các hình thức hợp đồng lao động để các bên có thể lựa chọn khi ký kết hợp động ; các trường hợp các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động có thể chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật để từ đó không vi phạm các quy định của pháp luật, đặc biệt là lý do và thời hạn báo trước; cách giải quyết các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

    Giúp SV biết được các quy định của pháp luật về Tiền lương : Tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, thang lương, bảng lương...;

    SV có thể nhận biết khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì họ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động nào, người sử dụng lao động xử lý kỷ luật có đúng quy định của pháp luật không. Khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động thì họ phải thực hiện trách nhiệm vật chất như thế nào ;

    SV có những nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Thỏa ước lao động tập thể đối với người lao động và vấn đề thực hiện các thỏa thuận của người sử dụng lao động.

    Giúp SV phân biệt được các loại Tranh chấp lao động và cách thức tiến hành một cuộc đình công hợp pháp. Từ đó có thể lựa chọn được cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết phù hợp với từng loại tranh chấp lao động đó.

    Giúp SV có cách nhìn đúng đắn về lợi ích của chế độ Bảo hiểm xã hội cũng như các quy định của pháp luật hiện nay về Bảo hiểm xã hội .

    Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù quy mô lớn hay nhỏ cũng cần thiết phải có những người quản lý, điều hành và nhân viên hiểu biết về pháp luật đặc biệt là pháp luật lao động . Vì vậy học phần rất thiết thực và bổ ích đối với sinh viên, giúp sinh viên tự tin để đảm trách công việc khi thực tập tại doanh nghiệp và sau khi ra trường.