• Học phần Dẫn luận ngôn ngữ học đề cập đến những vấn đề chung nhất của ngôn ngữ. Đó là nguồn gốc ra đời, bản chất, đặc trưng và qui luật phát triển của ngôn ngữ. Vì vậy, khi học học phần này, sinh viên có thể tiếp nhận và tạo lập ngôn ngữ đúng nguyên tắc.

  • Học phần Tiếng Việt thực hành củng cố lại cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ bản đã học ở chương trình Phổ thông về toàn bộ hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Quan trọng hơn, học phần giúp các em biết cách vận dụng những lý thuyết đó để thực hành (nói, viết) tiếng Việt đúng, hay ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ (văn bản, câu, từ, chính tả). Từ đó, các em có thể nâng cao khả năng tiếp nhận và tạo lập phát ngôn nhằm giao tiếp tốt hơn, thành công trong học tập và trong đời sống.
  • Trên cơ sở kiến thức về tiếng Việt ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ các em đã được học ở bậc học dưới, học phần "Thực hành văn bản tiếng Việt" cung cấp cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản xoay quanh vấn đề văn bản tiếng Việt. Trong đó, học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng hành cho các em ở cả hai phương diện tiếp nhận và tạo lập văn bản, đối với tất cả các loại văn bản phân loại theo phong cách chức năng, đặc biệt là văn bản hành chính với tất cả các tiểu boại của nó.

  • Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống, công việc với những bối cảnh khác nhau nhằm tạo cơ hội Sinh viên dễ dàng tiếp cận với Doanh nghiệp.
  • Học phần cung cấp và gợi mở cho các em những kiến thức cơ bản xoay quanh khoa học giao tiếp. Đồng thời là những kiến thức, kỹ năng cơ bản để các em đi trả lời phỏng vấn tuyển dụng thành công. Sau khi trúng tuyển, các em sẽ trở thành những cán bộ vừa giỏi chuyên môn, đồng thời phải giỏi giao tiếp. Các em cần có kỹ năng giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với đồng nghiệp, giao tiếp với khác hàng, kỹ năng tiếp khách, kỹ năng yến tiệc, kỹ năng giao tiếp qua điện thoại,....