• - Tổ chức hệ thống kế toán ngân hàng kinh doanh.
    - Nội dung kế toán các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng như: nghiệp vụ ngân quỹ; Tiền gửi; đầu tư tài chính; cấp tín dụng; huy động....
    - Bản chất, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, nội dung kế toán của hoạt động thanh toán trong ngân hàng xét ở 2 phương diện: (1) quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và (2) quan hệ giữa các ngân hàng với nhau.
    - Nguyên tắc, phương pháp và nội dung kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ
    - Cơ chế, nội dung kế toán về xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, vốn của ngân hàng...
    - Báo cáo tài chính và Phương pháp lập báo cáo tài chính.
  • Học phần cung cấp những kiến thức quan trọng và chuyên sâu có liên quan đến hoạt động quản trị ngân hàng : Phân tích đánh giá năng lực ngân hàng thương mại theo mô hình của Việt Nam và Basel; Các giải pháp huy động vốn, tăng vốn và xác định chi phí sử dụng vốn. Cách thức quản trị ngân quỹ của ngân hàng thương mại, quản trị danh mục tín dụng theo Basel, áp dụng các phương pháp toán học hiện đại trong quản trị danh mục đầu tư tài chính; Học phần cũng cho thấy tầm quan trọng của vấn đề thanh khoản đối với các định chế tài chính đặc biệt là NHTM, và hệ thống hóa các chiến lược cụ thể giúp người học có thể thực hành quản trị thanh khoản trong thực tế
    Môn học được thiết kế theo hướng vận dụng tổng hợp kiến thức của các học phần khác có liên quan, bao gồm : Tài chính công ty, Nghiệp vụ ngân hàng, và Quản trị rủi ro. Từ đó, giúp sinh viên áp dụng một cách hiệu quả các công cụ tài chính trong quản trị và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng thương mại
  • Môn thẩm định tín dụng giới thiệu khái quát hóa một cách có hệ thống cơ sở lý luận về phạm trù thẩm định tín dụng ngân hàng. Giới thiệu nội dung cơ bản về thẩm định tín dụng ngân hàng như: thẩm định tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn; thẩm định tài trợ xuất - nhập khẩu, thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay; xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và thẩm định tín dụng cá nhân.Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau:
    đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn, phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay, giảm xác suất của sai lầm khi quyết định cho vay.
  • Học phần quản trị dự án sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về việc lập và thẩm định cũng như quản lý một dự án bao gồm phân bổ các nguồn lực như nhân lực, nguồn vốn, thời gian... Từ đó có đề ra kế hoạch, kiểm soát và thực hiện dự án một cách hiệu quả.
    Học phần được thiết kế và biên soạn theo hướng lý thuyết, ví dụ minh họa, tình huống thực tế và bài tập để sinh viên không chỉ nắm những nguyên tắc mà áp dụng nó với thực tế công tác sau này.
  • Học phần này trang bị hco sinh viên những phương pháp tính hệ thống liên quan đến chứng khoán và đầu tư chứng khoán. Đánh giá xác thực về công ty, về chứng khoán, về sự lựa chọn đầu tư hiệu quả. Nội dung bao gồm: Tổng quan về phân tích chứng khoán, các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán và phân tích cơ bản về kỹ thuật
    Điều kiện tiên quyết: Kiến thức giáo dục đai cương; Kinh tế vi mô; Tiền tệ ngân hàng; Phân tích tài chính doanh nghiệp; Tài chính quốc tế; Thị trường tài chính.
  • Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức tài chính doanh nghiệp. Sự vận động của luồng tiền vào, luồng tiền ra mà biểu hiện cụ thể của nó chính là chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Nội dung các loại tài sản: Tài sản cố định, tài sản lưu động, đồng thời nghiên cứu những vấn đề về lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp về vốn cố định, vốn lưu động, chi phí, doanh thu, lợi nhuận và phân tích hiệu quả việc sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Thực hành Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 1 trình bày một cách tổng quan các hoạt động chủ yếu mà Luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại có thể thực hiện. Các nghiệp vụ ngân hàng được đề cập đến rất đa dạng, bao gồm: Nghiệp vụ huy động vốn (huy động qua tiển gửi, huy động qua phát hành các giấy tờ có giá); Nghiệp vụ tín dụng (Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, cho vay khách hàng DN, nghiệp vụ chiết khấu và bao thanh toán, nghiệp vụ cho thuê tài chính, nghiệp vụ bảo lãnh); Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
    Sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất về Thực hành các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và có thể đảm trách các công việc tại ngân hàng. Vì vậy học phần rất thiết thực và bổ ích đối với sinh viên
  • Môn Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 1 trình bày một cách tổng quan các hoạt động chủ yếu mà Luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại có thể thực hiện. Các nghiệp vụ ngân hàng được đề cập đến rất đa dạng, bao gồm: Nghiệp vụ huy động vốn (huy động qua tiển gửi, huy động qua phát hành các giấy tờ có giá); Nghiệp vụ tín dụng (Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, cho vay khách hàng DN, nghiệp vụ chiết khấu và bao thanh toán, nghiệp vụ cho thuê tài chính, nghiệp vụ bảo lãnh); Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
    Sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất vể các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và có thể đảm trách các công việc tại ngân hàng. Vì vậy học phần rất thiết thực và bổ ích đối với sinh viên
  • Môn học cung cấp những kiến thức mang tính chất bổ sung cho kiến thức chuyên ngành đề cập đến những khía cạnh chủ yếu có liên quan đến thanh toán quốc tế bao gồm hối đoái và các nghiệp vụ hối đoái, các phương tiện thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế và các điều kiện thanh toán quốc tế.
  • Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tín dụng” của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng. Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết.